Hàng dễ vỡ cần đóng gói và vận chuyển thế nào để đảm bảo an toàn?

hang de vo 1.1

Đóng gói và vận chuyển hàng dễ vỡ là một công việc khó khăn và dễ gặp phải những rủi ro. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho loại hàng hoá này. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm giúp bạn có thêm hiểu biết về loại hàng đặc biệt này!

Hàng dễ vỡ là gì? Gồm những loại nào?

Hàng hoá dễ vỡ là những mặt hàng có khả năng bị hư hỏng, vỡ, nứt hoặc bị biến đổi vật lý khi vận chuyển hoặc xử lý bằng tay. Đối với loại hàng hoá này, trên bao bì sản phẩm thường có ghi chú dòng chữ “Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” hoặc “lưu ý hàng dễ vỡ”. Tiếng Anh ghi là “Fragile, please your hands lightly” , “fragile goods please be gentle” hoặc “Fragile”

ký hiệu hàng dễ vỡ
ký hiệu hàng dễ vỡ

Các loại hàng hoá dễ vỡ phổ biến bao gồm:

  1. Các mặt hàng điện, điện tử hoặc linh kiện điện tử: như tivi, máy tính, máy ảnh, điện thoại, máy nghe nhạc, loa, thiết bị âm thanh, ánh sáng, điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, máy in, lò vi sóng, vi mạch điện tử, chip, cảm biến…
  2. Các mặt hàng đựng trong chai lọ như rượu, bia, nước ngọt, các loại đồ uống, hóa chất công nghiệp, thực phẩm đựng trong bình thuỷ tinh….
  3. Đồ thủ công mỹ nghệ hoặc đồ dùng bằng vật liệu gốm, sành, sứ như chén, bát, đĩa, cốc, lọ hoa, lộc bình, đồ lưu niệm, đồ trưng bày….
  4. Sản phẩm của ngành công nghiệp thuỷ tinh như bóng đèn điện, ly, bát, cốc, bình thuỷ tinh, bể cá, các loại gương, kính,…
  5. Các loại hàng hoá khác dễ hư hỏng do va đập như tranh ảnh, các loại máy móc, các đồ vật chịu lực kém…
Xem thêm.  Cách đặt thùng carton đơn giản và tiết kiệm năm 2023

7 nguyên tắc quan trọng khi đóng gói hàng dễ vỡ

cần nhớ các nguyên tắc khi đóng gói hàng dễ vỡ
cần nhớ các nguyên tắc khi đóng gói hàng dễ vỡ

Đối với hàng hoá dễ vỡ cần có những cách đóng gói đặc biệt cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Có 7 nguyên tắc quan trọng cần lưu khi đóng gói hàng hoá dễ vỡ như sau:

1. Lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp :

Vật liệu đóng gói phải chắc chắn, có độ bền cao, độ đàn hồi tốt, khi tiếp xúc với hàng hoá không gây trầy xước, hư hại cho bề mặt. Các loại vật liệu hay sử dụng có thể là thùng carton 5 lớp, 7 lớp, bong bóng khí, túi nilon, màng co

2. Sử dụng nhiều lớp vật liệu đóng gói:

Đóng gói hàng hoá bằng nhiều lớp vật liệu đóng gói sẽ giúp bảo vệ sản phẩm khỏi va đập và sự rung động trong quá trình vận chuyển.

3. Luôn luôn giữ cho vị trí hàng hoá cố định:

Bên trong thùng hàng nên sử dụng thêm các vật liệu mềm, xốp chống va đập để chèn, lót hàng hoá, giữ cho vị trí hàng hoá cố định không bị di chuyển hoặc rung lắc khi vận chuyển.

4. Đóng gói sản phẩm riêng biệt:

Khi đóng gói sản phẩm dễ vỡ, không nên đặt các vật phẩm khác cùng trong một hộp, vì chúng có thể va vào nhau và gây tổn thương cho sản phẩm chính, hãy đóng gói từng loại riêng biệt để tránh chúng va vào nhau.

5. Sử dụng băng dính đóng gói chuyên dụng:

Sử dụng băng dính đóng gói chuyên dụng để đảm bảo rằng các lớp vật liệu đóng gói được gắn chặt với nhau và không bị trượt.

6. Ghi rõ thông tin hàng hoá:

Ghi rõ trên bên ngoài hộp thông tin cẩn thận về sản phẩm và cách xử lý, để đảm bảo rằng những người vận chuyển và nhận hàng đều biết cách xử lý sản phẩm một cách thích hợp.

7. Kiểm tra kỹ trước khi vận chuyển:

Trước khi gửi hàng đi, hãy kiểm tra kỹ xem sản phẩm đã được đóng gói đầy đủ và an toàn, để tránh bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Xem thêm.  Sản xuất thùng carton theo yêu cầu chất lượng cao giá ưu đãi 2023

Xem ngay >>> Quy cách đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn mới nhất 2023

5 bước đóng gói hàng hoá dễ vỡ đúng cách

Quy trình đóng gói hàng hoá dễ vỡ gồm có 5 bước cơ bản
Quy trình đóng gói hàng hoá dễ vỡ gồm có 5 bước cơ bản

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu bọc và đóng gói hàng hóa

Chuẩn bị loại vật liệu đóng gói phù hợp với hàng hoá như thùng gỗ, thùng carton, thùng nhựa…

Để bọc hàng hóa cần chuẩn bị thêm các vật liệu sau bảo vệ như: Xốp PE Foam, mút xốp, màng bong bóng khí, giấy lót, giấy báo, giấy bọc, màng co, bông hoặc vải mềm lót chèn, băng keo dán, dây đai, dây buộc cố định.

Bước 2: Lót lớp chống sốc ở đáy thùng

Để tránh sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng, bạn nên lót một lớp đệm cho thùng carton bằng mút xốp PE Foam hoặc xốp bong bóng hay giấy báo đã bóp nhàu, bông hoặc vải mềm lót chèn ở đáy và thành thùng.

Đối với những loại hàng hóa có kích thước lớn, đồ có giá trị và dễ bể, vỡ phải di chuyển trong quãng đường dài thì nên sử dụng lớp lót bằng mút xốp PE để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

Bước 3: Xếp hàng hóa vào thùng và chèn chặt cố định vị trí

Sau khi đã lót lớp chống sốc thì khi sắp xếp hàng hóa vào thùng, cần đảm bảo hàng hóa được chèn chặt cố định bằng các vật liệu chèn lót mềm, lấp đầy các khoảng trống giữa hàng hoá và vỏ thùng để không có va chạm khi vận chuyển. Kiểm tra xem hàng hóa đã cố định chưa bằng cách lắc theo phương ngang, nếu không phát ra tiếng kêu tức là hàng đã được đóng gói an toàn đúng quy cách.

Bước 4: Chèn lót chống sốc ở mặt trên của thùng

Bước tiếp theo sau khi chèn chặt thì lót một lớp chống sốc phía trên bằng mút xốp PE, túi bóng khí, giấy báo, bông hoặc vải mềm nếu thấy cần thiết.

Bước 5: Dán thùng và ký hiệu hàng dễ vỡ

Dán thùng bằng băng keo chuyên dụng đảm bảo an toàn. Nếu trên vỏ thùng chưa có ký hiệu thì ghi chú rõ ràng thông tin “Hàng dễ vỡ – xin nhẹ tay” để người giao nhận hàng dễ dàng nắm được.

Hàng hoá đóng gói bằng thùng carton thì bạn có thể liên hệ với đơn vị sản xuất và yêu cầu in đầy đủ thông tin hàng hoá lên vỏ thùng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Xem thêm.  In flexo: lịch sử ra đời, nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm và ứng dụng

Nếu bạn cần tìm xưởng sản xuất thùng carton tại Hà Nội uy tín giá tốt xin mời liên hệ với công ty Bao Bì Đức Tuấn ở địa chỉ Đối diện 18T2 The Golden An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội. Hotline: 0862 353 168 – 0966 426 641.

Những lưu ý quan trọng khi vận chuyển hàng dễ vỡ

Khi vận chuyển loại hàng đặc biệt dễ hư hỏng, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

1. Kiểm tra sản phẩm trước khi ký nhận:

Đảm bảo hàng hoá trước khi vận chuyển chưa xảy ra sự cố trong quá trình đóng gói, bốc xếp trước đó. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo cho những người có trách nhiệm ngay lập tức để có thể giải quyết kịp thời. Luôn luôn chắc chắn rằng hàng hoá đã được đóng gói và cố định vị trí đúng cách trước khi vận chuyển.

2. Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp:

Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với loại sản phẩm cần vận chuyển để đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí cũng như thời gian. Các loại phương tiện vận chuyển thông dụng hiện nay như xe tải, tàu biển, máy bay, tàu hoả, tàu điện, xe máy, xe ba gác….

3. Lựa chọn đơn vị vận chuyển:

Chọn đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc vận chuyển sản phẩm dễ vỡ sẽ giúp chủ hàng yên tâm khi giao phó tài sản. Luôn nhớ ghi rõ và đầy đủ về trách nhiệm của các bên liên quan khi không may có sự cố xảy ra.

4. Mua bảo hiểm đối với hàng hoá giá trị cao:

Nếu sản phẩm giá trị cao, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bảo hiểm để đảm bảo rằng sản phẩm được bảo vệ trong trường hợp xảy ra sự cố. Luôn luôn phải tính toán phương án dự phòng, đặt ra các trường hợp sự cố để chuẩn bị phương án xử lý tốt nhất.

5. Lưu trữ và vận chuyển hàng hoá đúng cách:

Sản phẩm cần được lưu trữ và vận chuyển theo đúng cách, đảm bảo rằng sản phẩm không bị nhiễm ẩm hoặc bị phơi nhiễm với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong quá trình vận chuyển.

Xem thêm >>> Vận chuyển hàng hoá Bắc Nam cần lưu ý những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *