Hàng hoá sau khi sản xuất cần được đóng gói, bảo vệ trước khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Quy cách đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn mới nhất 2023 sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng phù hợp với sản phẩm và quy trình sản xuất của đơn vị mình, mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình đóng gói và vận chuyển.
Khái niệm “Quy cách đóng gói hàng hoá”
“Quy cách đóng gói hàng hóa” là các quy tắc và tiêu chuẩn được áp dụng để đóng gói và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Các quy cách đóng gói bao gồm các thông tin về cách đóng gói sản phẩm, chất liệu đóng gói, kích thước và trọng lượng gói hàng, và các quy định về vận chuyển.
Quy cách đóng gói hàng hóa được thiết kế để đảm bảo rằng hàng hóa được bảo vệ khỏi các tác động như va đập, rung động, nhiệt độ cao hay thấp, ẩm ướt, bụi bẩn và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Nó cũng đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói theo cách tiêu chuẩn, dễ vận chuyển và xử lý, và phù hợp với các quy định của cơ quan quản lý và pháp luật liên quan.
Các quy cách đóng gói hàng hóa thường được xác định bởi nhà sản xuất hoặc bên nhập khẩu để đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói đúng cách và an toàn khi vận chuyển và lưu trữ. Các quy cách đóng gói này thường được đưa ra trong hướng dẫn sử dụng hoặc nhãn mác sản phẩm, và phải tuân thủ theo các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường.
Quy định về vật liệu đóng gói hàng hoá
Đối với nhóm hàng hoá sản xuất tiêu thụ trong nước, việc đóng gói hàng hóa, bưu phẩm rất quan trọng nên thùng giấy carton hoặc bao bì cũng có yêu cầu cần phải tuân theo.
Phải đáp ứng tiêu chuẩn của từng phương thức vận chuyển đặc biệt như máy bay, tàu biển, xe tải, hàng rời, container,…
Có kích thước phù hợp để dễ dàng sắp xếp, vận chuyển trên container hay pallet.
Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển theo đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
Đảm bảo phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau.
Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
Có các ký hiệu trên bao bì đóng gói sản phẩm, hàng hóa đặc biệt tránh hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.
Đối với nhóm hàng hoá xuất khẩu, quy định về vật liệu đóng gói hàng hoá được áp dụng cho hàng hoá thực hiện theo Thông tư Số: 03/2019/TT-BCT do Bộ công thương ban hành. Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Cụ thể theo điều 17 và 18 như sau:
Điều 17. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để bán lẻ
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hay hàng hóa có xuất xứ thuần túy, vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ phân loại cùng hàng hóa được coi là có xuất xứ.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ được phân loại cùng hàng hóa được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, xét theo từng trường hợp.
Điều 18. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển
Vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để vận chuyển không được tính khi xác định xuất xứ của hàng hóa.
Quy cách đóng gói chung
Đóng gói bằng thùng, hộp bằng bìa cứng bên ngoài (trừ các sản phẩm khó bể vỡ và biến dạng như quần áo, vải, …).
Đối với hàng hóa nguy hiểm, hoặc hàng hóa thông thường có các tính chất sau:
Hàng hóa khó bể vỡ, biến dạng: như quần áo, vải, mỹ phẩm không dễ vỡ … có thể đóng gói bằng túi đóng hàng.
Hàng hóa dễ vỡ: cần được bọc kín, gia cố bằng mút, xốp, giấy báo bên trong hộp đóng gói để đảm bảo không bể vỡ trong suốt quá trình vận chuyển.
Hàng hóa có chứa chất lỏng: cần được dán 2-3 lớp băng keo cố định miệng/nắp sản phẩm & bọc bằng bao bì chống thấm trước khi gói.
Hàng hóa đặc biệt như có chứa chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, …: phải được dán cảnh báo “Hàng dễ vỡ” bên ngoài bao bì đóng gói. Quá trình vận chuyển loại hàng hoá này cũng cần phải tuân theo những quy định an toàn riêng.
Xem ngay >>> Vận chuyển hàng hoá Bắc Nam cần lưu ý những gì?
Quy cách đóng gói chi tiết cho các nhóm hàng hoá thường gặp
I. Quy định đóng gói hàng hóa đối với thực phẩm
Quy định về chất liệu đóng gói: Theo quy định của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, chất liệu đóng gói phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chất liệu đóng gói phải có khả năng chống lại sự truyền nhiễm từ bên ngoài vào sản phẩm.
Quy định về kích thước đóng gói: Kích thước đóng gói của sản phẩm thực phẩm cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với sản phẩm, không gây phí phạm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Quy định về phương pháp đóng gói: Các sản phẩm thực phẩm như thịt, cá, trái cây, rau củ quả, đồ hộp cần được đóng gói đầy đủ, kín đáo và đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với thực phẩm khô thì đóng gói bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng. Có chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng, bảo quản được lâu dài.
Quy định về nhãn mác sản phẩm: Nhãn mác sản phẩm cần phải được in rõ ràng, đầy đủ các thông tin về ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng, thành phần, địa chỉ nhà sản xuất.
II. Quy định đóng gói hàng hóa đối với đồ điện tử, hàng hoá giá trị cao
Quy định về chất liệu đóng gói: Các sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính, máy ảnh, đèn flash cần được đóng gói bằng vật liệu chống va đập, chống trầy xước như mút xốp, bọt biển, thùng carton.
Quy định về kích thước đóng gói: Kích thước đóng gói của sản phẩm điện tử cần phù hợp với kích thước của sản phẩm, không gây phí phạm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Quy định về phương pháp đóng gói: Sản phẩm điện tử cần được đóng gói kỹ càng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận chuyển. Các phụ kiện kèm theo cần được đóng gói riêng biệt để tránh va đập và trầy xước. Bọc sản phẩm tối thiểu 2 lớp bóng khí. Chèn xốp dày 3-5cm đủ sáu (06) mặt bên ngoài hộp sản phẩm trước khi đóng vào thùng carton, tránh va đập khi vận chuyển.
Quy định về nhãn mác sản phẩm: Nhãn mác sản phẩm cần phải in rõ ràng, đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, hãng sản xuất, model, số seri và nguồn gốc xuất xứ, ghi chú hoặc dán tem hàng dễ vỡ bên ngoài hộp.
III. Quy định đóng gói hàng hóa đối với đồ thuỷ tinh, gốm sứ
Dưới đây là các quy định đóng gói hàng hoá thủy tinh, gốm sứ tiêu chuẩn mà bạn nên tham khảo:
Quy định về vật liệu đóng gói
Vật liệu đóng gói hàng hoá thủy tinh, gốm sứ phải đảm bảo độ dày và độ cứng phù hợp để chịu được các tác động từ bên ngoài, tránh các va đập, trầy xước hoặc vỡ. Các vật liệu đóng gói phổ biến được sử dụng bao gồm giấy kraft, bọt biển, bọt xốp, màng co, màng bọc, băng keo, thùng carton hoặc thùng gỗ.
Quy định về phương pháp đóng gói
Khi đóng gói hàng hoá thủy tinh, gốm sứ, cần chú ý đến việc chèn kín sản phẩm vào bên trong bọc vật liệu đóng gói để tránh sự va đập, lật đổ trong quá trình vận chuyển. Cần đảm bảo rằng không có khoảng trống nào giữa sản phẩm và vật liệu đóng gói để tránh sự di chuyển của sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Nếu sản phẩm có các bộ phận dễ vỡ, cần được bảo vệ bằng các lớp bọc ngoài để tránh sự va đập và vỡ.
Quy định về nhãn mác sản phẩm và đóng gói thứ tự
Các sản phẩm thủy tinh, gốm sứ cần được đóng gói theo đúng thứ tự, để tránh việc đặt các sản phẩm nặng lên trên sản phẩm nhẹ, gây ra sự vỡ hoặc hư hại. Đồng thời, cần đảm bảo rằng các sản phẩm được đóng gói đầy đủ thông tin nhãn hàng, nhãn chứng nhận và nhãn hướng dẫn sử dụng, để giúp khách hàng có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả. Ghi chú hoặc dán tem hàng dễ vỡ bên ngoài hộp.
Quy định về kích thước đóng gói
Kích thước đóng gói hàng hoá thủy tinh, gốm sứ ứng với các tiêu chuẩn quy định sẽ giúp tiết kiệm không gian vận chuyển và giảm thiểu chi phí vận chuyển. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng kích thước của thùng carton hoặc thùng gỗ phải phù hợp với số lượng và kích thước của sản phẩm để đảm bảo tính ổn định khi vận chuyển.
Xem ngay >>> Tại sao thùng carton là lựa chọn tốt nhất trong vận chuyển hàng hoá
IV. Quy định đóng gói hàng hóa đối với đồ dùng gia dụng
Quy định về chất liệu đóng gói: Các sản phẩm đồ dùng gia đình như bát đĩa, ly, nồi, xoong cần được đóng gói bằng chất liệu an toàn, không gây hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, sản phẩm cần được đóng gói trong vật liệu chống va đập và chống trầy xước như mút xốp, bọt biển và thùng carton.
Quy định về kích thước đóng gói: Kích thước đóng gói của sản phẩm cần phù hợp với kích thước của sản phẩm, không gây phí phạm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Quy định về phương pháp đóng gói: Sản phẩm cần được đóng gói đầy đủ, kín đáo và đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận chuyển.
Quy định về nhãn mác sản phẩm: Nhãn mác sản phẩm cần phải in rõ ràng, đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, hãng sản xuất và nguồn gốc xuất xứ.
V. Quy định đóng gói hàng hóa thời trang, phụ kiện
Quy định về chất liệu đóng gói: Quần áo cần được đóng gói bằng chất liệu an toàn và không gây hại cho sức khỏe con người như giấy kraft, giấy carton, túi giấy hoặc túi nhựa thân thiện với môi trường.
Quy định về kích thước đóng gói: Kích thước đóng gói của sản phẩm cần phù hợp với kích thước của sản phẩm, đảm bảo tính thẩm mỹ và giảm thiểu phí vận chuyển.
Quy định về phương pháp đóng gói: Sản phẩm cần được gấp gọn và đóng gói đầy đủ để tránh bị nhăn nheo và bẩn trong quá trình vận chuyển.
Quy định về nhãn mác sản phẩm: Nhãn mác sản phẩm cần phải in rõ ràng, đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, chất liệu và nguồn gốc xuất xứ.
Quy cách đóng gói, yêu cầu đóng gói vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 37/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Theo đó, hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển, một số nội dung được quy định như sau:
– Yêu cầu về biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm: kích thức, ký hiệu, màu sắc biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải được ghi ở phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát; Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc), vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
– Yêu cầu về đóng gói hàng hóa nguy hiểm trừ các loại hàng hóa nguy hiểm loại 2, hàng hóa nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói theo 3 mức: Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PG I); mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II), mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).
– Mã đóng gói hàng hóa nguy hiểm yêu cầu về vật liệu, điều kiện đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hàng hóa nguy hiểm tương ứng với từng mã đóng.
– Tổ chức sản xuất hoặc người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói hàng hóa nguy hiểm theo quy định, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đã được ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cụ thể về đóng gói vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
– Yêu cầu về kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa: phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói theo quy định của pháp luật hiện hành; phương tiện chứa chịu áp lực, thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
– Hàng hóa nguy hiểm yêu cầu bắt buộc phải có người áp tải: Yêu cầu bắt buộc phải có người áp tải đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có khối lượng lớn hơn mức quy định.
– Ứng cứu khẩn cấp: Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm với khối lượng lớn hơn khối lượng quy định, yêu cầu phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp. Nếu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thuộc quy định trên phải có hướng dẫn xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hoặc cháy nổ đối với hành hóa đang vận chuyển. Phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng cháy nổ đối với hàng hóa đang vận chuyển; phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố phải được mang theo trong khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và do người điều khiển phương tiện quản lý, cất giữ ở vị trí dễ thấy trên buồng lái phương tiện vận chuyển; người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải phải hiểu rõ nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫ xử lý sự cố, thực hiện các thủ tục ứng cứu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị xử lý sự cố cháy, tràn đổ, rò rỉ. Trước mỗi lần vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải rà soát kiểm tra các trang thiết bị cảnh báo, xử lý sự cố.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2021 và thay thế Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012.
VIDEO:
Tổng kết
Từng loại hàng hoá sẽ có những quy định riêng về đóng gói hàng hoá để đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, tiện lợi và giảm thiểu lãng phí trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Với sự phát triển của ngành vận chuyển và thương mại điện tử, việc áp dụng đúng quy định đóng gói hàng hoá sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn và hiệu quả hơn, từ đó giúp cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn phát triển tốt hơn.
Đồng thời, việc tuân thủ quy định cũng giúp bạn tránh được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra nếu sản phẩm của bạn gây hại cho người dùng hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh.
Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, việc đóng gói hàng hoá đúng quy định còn giúp sản phẩm của bạn được xếp hạng cao hơn và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Các sàn thương mại điện tử thường có quy định cụ thể về đóng gói hàng hoá, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu kinh doanh trên các sàn này.
Để đảm bảo việc đóng gói hàng hoá đúng quy định, bạn nên chọn những đối tác vận chuyển uy tín, có kinh nghiệm trong việc đóng gói hàng hoá và có hiểu biết về quy định đóng gói hàng hoá. Bạn cũng nên đầu tư vào thiết bị và vật liệu đóng gói chất lượng để đảm bảo tính an toàn và vệ sinh của sản phẩm.
Nếu quý doanh nghiệp cần tìm xưởng sản xuất thùng carton tại Hà Nội uy tín, giá cạnh tranh, xin mời liên hệ công ty Bao Bì Đức Tuấn để nhận báo giá với nhiều ưu đãi lớn.
Chuyên cung cấp thùng carton giá rẻ chất lượng cho đóng gói hàng hoá:
Hotline: 0862 353 168 – 09 6642 6641
Email: [email protected]
VPGD: Đối diện 18T2 The Golden An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Nhà máy SX 1: Thượng Cát – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nhà máy SX 2: Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội