dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 6

10 địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất Hà Nội

Tiết trời giá lạnh của mùa đông đang chuyển dần sang sắc xuân ấm áp cùng với sự bừng tỉnh của vạn vật. Hoa lá thi nhau đâm chồi nảy lộc báo hiệu một năm mới lại sang. Không có gì tuyệt hơn là khởi đầu năm mới bằng một chuyến du xuân cùng với người thân, anh chị em, bạn bè. Năm mới đi tìm kiếm những trải nghiệm mới, niềm vui mới, khai mở sự sáng tạo và cảm hứng cho cuộc sống lẫn công việc. Những bạn trẻ ở Thủ Đô không thể bỏ lỡ 10 địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất Hà Nội mà Đức Tuấn Packing chia sẻ sau đây

 

1. Hồ Gươm

Nói đến những địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất ở Hà Nội không thể không nhắc đến Hồ Gươm.

Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm được xem là trái tim của Thủ Đô. Mang trong mình vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Hồ Gươm quanh năm đông vui nhộn nhịp bởi nó được chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Hà Nội. Những người sống ở Hà Nội chắc không còn ai xa lạ với Hồ Gươm nữa.Tuy nhiên, ngắm nhìn cảnh vật nơi đây dịp đầu xuân năm mới thì có thể chưa thực sự có nhiều người được trải nghiệm.

Mặt hồ như tấm gương lớn soi bóng những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 1

Hồ Gươm là một trong những địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất ở Hà Nội

Đi bộ một vòng quanh hồ, bạn sẽ được thấy một Hà Nội cổ kính nhưng vẫn đầy hiện đại hiện lên thật rõ ràng với những công trình kiến trúc như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, đền vua Lê Thái Tổ, tháp Hòa Phong,…

Bao quanh Hồ Gươm là những con phố cổ nổi tiếng Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,….

Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa này nên nơi đây rất thuận tiện cho các du khách có thể tản bộ quanh hồ, thăm thú các địa danh nổi tiếng cũng như tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của hệ thống phố cổ bao quanh.

 

2. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

Nếu đã đặt chân tới mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Lăng Bác – Quảng trường Ba Đình là địa điểm du lịch ở Hà Nội mà các bạn không thể bỏ qua. Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 2

Quảng trường Ba Đình nằm trong Cụm di tích lịch sử – văn hóa Ba Đình, nơi diễn ra các cuộc diễu hành vào các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi của du khách và người dân Hà Nội.

Quảng trường Ba Đình được đánh giá là quảng trường quan trọng và lớn nhất Việt Nam, với công trình nổi bật nhất là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

Quảng trường Ba Đình ngày nay là một khuôn viên lớn có sức chứa khoảng 20 vạn người. Khuôn viên quảng trường được tô điểm bởi hàng trăm ô cỏ vuông vức, xen giữa là lối đi rộng. Những ô cỏ này không chỉ để tăng không gian xanh cho quảng trường, mà còn có tác dụng giải nhiệt mặt sân bê tông. Loại cỏ được trồng tại quảng trường là cỏ gừng, vừa xanh tốt quanh năm mà nếu lỡ có bị giẫm đạp thì vẫn chịu được. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m, và nằm sau cột cờ chính là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Lăng chủ tịch mở cửa vào sáng thứ 3,4,5,7 và chủ nhật. Khi vào viếng lăng Bác, bạn chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng.

3. Hồ Tây

Địa điểm tiếp theo nên lựa chọn du xuân đầu năm 2023 ở Hà Nội là Hồ Tây.

Đây là một trong những thắng cảnh hấp dẫn và nổi tiếng nhất thủ đô, Hồ Tây luôn có một sức hấp dẫn và quyến rũ kỳ lạ. Du lịch Hà Nội, đến tham quan Hồ Tây Hà Nội du khách sẽ được chiêm ngưỡng một góc lãng mạn trong tổng thể bức tranh Hà Nội cổ kính.

Nếu Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của Hà Nội cổ, thì cũng có thể nói khung cảnh Hồ Tây là trái tim của một Hà Nội mới.

Cảnh đẹp Hồ Tây như một bức tranh với đủ mọi sắc thái khác nhau, khi nắng sớm thì như một cô thiếu nữ e ấp trong nắng mai, nhẹ nhàng và thuần khiết, khi chiều tà thì như một quý cô sầu lệ với vẻ đẹp thơ mộng mang chút hoài niệm của ánh nắng chiều. Có lẽ thế mà Hồ Tây luôn trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà thi ca thể hiện cảm xúc của mình.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 3

Hồ Tây là điểm du xuân đầu năm 2023 lý tưởng ở Hà Nội

Khung cảnh Hồ Tây không chỉ sở hữu làn nước trong xanh, quanh năm gợn sóng nhẹ nhàng mà còn sở hữu một nét đẹp thơ mộng lãng mạn của những đóa sen bồng bềnh trên hồ và những sắc đỏ thắm của hàng cây phượng nép mình rủ bóng bên bờ hồ. Không khi quanh luôn lộng gió, nên nơi đây từ sáng đến tối luôn nhộn nhịp tiếng cười nói, những người dân đến hóng mát, những khách du lịch đến tham quan vẻ đẹp của Hồ Tây.

 

Bao quanh khu vực Hồ Tây Hà Nội là những làng cổ như làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm, làng nghề giấy dó Yên Thái…cùng nhiều những di tích lịch sử đậm nét văn hóa dân tộc như chùa Vạn Niên, chùa Kim liên, Chùa Trấn Quốc,…

 

Đến tham quan Hồ Tây, du khách sẽ được thưởng thức bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động, với nhiều sắc thái khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn là được thả mình vào mặt nước trong xanh, đưa hồn theo gió cảm nhận những cảnh đẹp quanh hồ. Ngoài ra còn có thể thăm những làng nghề và khu di tích đậm nét văn hóa dân tộc tại nơi đây.

Hồ Tây chắc chắn là một trong những địa điểm du xuân đẹp nhất Hà Nội đầu năm 2023 mà bạn không nên bỏ qua.

4. Phố cổ Hà Nội – Nét độc đáo riêng của Thủ Đô

Địa điểm du xuân Hà Nội đầu năm 2023 bạn nên trải nghiệm tiếp theo là phố cổ Hà Nội.

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến Lăng Bác, hồ Gươm, hồ Tây mà cũng sẽ có rất nhiều người nhớ về phố cổ. Được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây một lần trong đời.

Phố cổ Hà Nội tọa lạc ở phía Tây Bắc quận Hoàn Kiếm, sở hữu vị trí trung tâm, đắc địa của Thủ đô. Nhắc tới phố cổ Hà Nội, không ai không biết tới địa danh 36 phố phường. Mỗi con phố lưu giữ những nét đặc trưng của đất kinh kỳ, những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Trải qua bao thăng trầm, những con phố ấy vẫn còn tồn tại vẹn nguyên đến tận bây giờ.

 

Từ xa xưa, phố cổ là tên gọi của một khu đô thị, được hình thành từ đời Lý – Trần, nằm ở phía Đông Hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Trước đây, các làng nghề bao quanh Thăng Long, tập trung buôn bán, mỗi con phố là một làng nghề khác nhau mang dấu ấn riêng biệt của cư dân thành thị và cùng trao đổi lẫn nhau trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thấy những con đường trong khu phố cổ đều có từ “Hàng” đặt ở đầu. Đến đây, bạn đã lý giải được thắc mắc tại sao phố cổ Hà Nội lại có 36 phố phường mang tên “Hàng” rồi nhỉ?

 

Đi qua phố cổ, du khách bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà rêu phong theo thời gian, giờ đây vẫn hiên ngang trước bao đổi thay của không gian và thời gian. Những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, với những lối đi nhỏ bên trong căn nhà và gạch xây dựng đã trở nên cũ kỹ là khung cảnh quen thuộc chẳng lẫn vào đâu giữa lòng Thủ đô.

 

Đến thăm nơi đây, du khách không nên bỏ qua những ngôi đền, chùa cổ kính như đền Mã Mây, đền Bà Chúa, chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ… Lữ khách còn có cơ hội tham quan cửa ô Quan Chưởng – dấu mốc của một thời kỳ vàng son của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 5

Du xuân đầu năm 2023 ở chợ đêm phố cổ

 

Du xuân Hà Nội đầu năm 2023 ở Phố cổ bạn còn có cơ hội mua được những món đồ kỷ niệm vô cùng thú vị và thưởng thức ẩm thực đường phố Hà Nội với những hương vị riêng biệt.

Lang thang các con phố và thưởng thức ẩm thực phố cổ như phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bún chả hàng Mành, mì vằn thắn Đinh Liệt, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng,…sẽ khiến chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn rất nhiều!

 

Phố cổ Hà Nội không chỉ lưu giữ mà thực ra cũng chính là linh hồn của Thủ đô. Đối lập với vẻ hào nhoáng xa hoa, rực rỡ cùng những công trình kiến trúc hiện đại là phố cổ giản dị và bình yên đến lạ. Một chút lặng lẽ, một chút thanh tao đã thôi thúc bao lữ khách dừng chân lưu luyến mỗi độ du xuân về với Thủ đô yêu thương.

 

5. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm đến du xuân đầu năm 2023 bạn không nên bỏ qua giữa lòng Hà Nội.

Chuyến du xuân đầu năm đến Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ giúp bạn hiểu hơn về nước Việt Nam nghìn năm văn hiến và thêm yêu nhiều nét đẹp văn hoá – lịch sử dân tộc.

Được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đại diện cho trí tuệ, tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam. Nơi đây không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội mà còn là nơi chứa đựng những giá trị tinh hoa văn hóa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 6

Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm đến du xuân đầu năm 2023 ở Hà Nội được nhiều người lựa chọn

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc trang nghiêm, tĩnh mịch tại phía Nam kinh thành Thăng Long, ngày nay là số 57 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là nơi giao thoa bốn tuyến phố lớn của quận Đống Đa, nên rất dễ tìm đến cho dù bạn đi bằng phương tiện nào.

Nằm trong khuôn viên 54331 m2, quần thể di tích Văn miếu Quốc Tử Giám có nhiều lối kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên này là những bức tường bằng gạch. Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, văn miếu quốc tử giám có các khu nổi tiếng như Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia đá tiến sĩ, Đại Thành môn và nhà Thái Học.

Toàn bộ kiến trúc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc kiến trúc thời đầu của Nhà Nguyễn. Quần thể di tích tích này có bố cục khá cân xứng. Kiến trúc này mô phỏng khu văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc. Nhưng quy mô ở Quốc tử Giám đơn giản hơn, mang đậm nét truyền thống của dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ nước lớn có tên Văn Chương. Ở giữa hồ có gò Kim Châu và ngày xưa có lầu để đứng ngắm. Cổng chính có bốn trụ lớn, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”. Xung quanh là những bức tường được xây cao vững chắc. Cổng Văn Miếu xây theo kiểu Tam Quan, được khắc ba chữ “Văn Miếu Môn” bằng chữ Hán cổ. Phía trong Văn Miếu có 5 khu vực được chia chắn bằng tường cao và có cổng vào riêng.

Bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có: Hồ Văn, vườn Giám. Toàn bộ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được ngăn cách với không gian ồn ào bên ngoài bằng gạch vồ xây bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian, mỗi lớp lại có những công trình kiến trúc khác nhau.

Bắt đầu từ khu tiền án đi vào du khách sẽ thấy đây là khoảng không gian mở tạo cho Văn Miếu dáng vẻ bề thế, uy nghiêm. Tiếp nữa sẽ là cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, cổng Đại Thành, cổng Thái Học. Các công trình kiến trúc tại Văn Miếu hầu hết đều mang giá trị nghệ thuật và lịch sử. Tiêu biểu trong số đó là Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 đời vua Gia Long.

Gác Khuê Văn là một lầu vuông tám mái xây dựng trên một nền vuông cao cân xứng lát gạch Bát Tràng, kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo: Tầng dưới là 4 trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng mái lợp ngói ống. Bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi và họa tiết hoa văn đẹp mắt. Bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho ánh sáng của sao Khuê.

Khuê Văn Các không phải chỉ có riêng ở Việt Nam mới có mà Khuê Văn Các còn xuất hiện tại nhiều nước ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tuy vây, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các vẫn mang những nét riêng biệt mang đậm dấu ấn của Việt Nam, xinh xắn, đơn giản tạo nên sự gần gũi của công trình kiến trúc này. Khuê Văn Các là tên một ngôi sao chủ văn chương, biểu tượng của tinh thần hiếu học, tỏa sáng muôn đời, xứng đáng được lựa chọn là biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Không những vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ được coi là Bảo vật Quốc gia. Đây được xem là một trong những di sản văn hóa vô cùng quý giá, là những tư liệu bằng đá của cha ông ta để lại. Nó là minh chứng hùng hồn nhất về lòng hiếu học cho những kẻ sĩ, sĩ tử thời xưa và thế hệ học sinh, sinh viên hôm nay.

82 tấm bia Tiến sĩ được chia đều làm hai bên, mỗi bên 41 tấm bia đối xứng nhau qua giếng Thiên Quang Tỉnh là những hiện vật quý giá nhất của khu di tích. 82 bia đá tương ứng với 82 khoa thi (tính từ năm 1484 đến 1780). Đây là những tấm bia đầu tiên của Việt Nam ghi danh các vị đỗ đại khoa trong mỗi kỳ thi. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật, được thực hiện bởi bàn tay, khối óc của những người thợ tài hoa trong suốt thời gian gần 300 năm.

Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt quan trọng như vậy, tháng 3 năm 2010, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO Quốc tế công nhận là Di sản tư liệu Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27.7.2011, 82 bia Tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Và trong mỗi hành trình tìm hiểu về thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nơi đây còn được vinh dự giới thiệu với các nguyên thủ quốc gia mỗi khi tới thăm Việt Nam.

 

6. Hoàng Thành Thăng Long

Nếu bạn muốn 1 chuyến du xuân đầu năm nhẹ nhàng tránh xa nơi nhộn nhịp, đông đúc giữa lòng Hà Nội thì hãy đến Hoàng Thành Thăng Long.

Trái ngược với nhịp sống xô bồ, hiện đại của phố xá, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội mang vẻ trầm mặc, tĩnh lặng. Nơi đây từng gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 7

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long mang mang vẻ đẹp trầm mặc, tĩnh lặng

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đây cũng là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam. Đến Hoàng thành Thăng Long du xuân đầu năm mới 2023 du khách có thể tham quan những địa điểm nổi bật như khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Bắc Môn (thành Cửa Bắc)…

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.

Có thể dễ dàng đến tham quan Hoàng thành Thăng Long bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, đi bộ, xe buýt.

Nếu đi xe máy, bạn có thể đi từ trung tâm TP. Hà Nội (bưu điện Hà Nội) đi theo đường Tràng Thi qua Cửa Nam, ra đến đường Điện Biên Phủ tới ngã ba Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương sẽ tới di tích Kỳ Đài. Từ Kỳ Đài đi tiếp theo đường Điện Biên Phủ tới ngã tư Điện Biên Phủ – Hoàng Diệu rẽ phải theo đường Hoàng Diệu sẽ tới cổng số 19c Hoàng Diệu, cổng chính dành cho khách tham quan Khu di tích.

Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa.

Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long.

Khu khai quật cổ học này được viện khảo cổ học phân tích chia thành 4 khu có tên: A, B, C, D. Di tích này bao gồm 2 tầng: tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường; tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần.

Tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng chính là một phần của trung tâm tòa thành Hà Nội thế kỷ 19. Khu khảo cổ này gồm tầng dưới cùng là nơi lưu giữ dấu tích của thành Đại La đời Cao Biền, tầng trên là vết tích của cung điện đời Lý – Trần. Tiếp theo là một phần đông cung nhà Lê, còn trên cùng là trung tâm thành tỉnh Hà Nội ở thế kỷ 19 (thời nhà Nguyễn).

Tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, bức phù điêu, giếng cổ, tượng rồng/phụng, tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á… Đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm Thành được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn với cấu trúc hình chữ U. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội.

Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm cửa. Từ đông sang tây dài 47.5m, từ nam lên bắc đoạn giữa đo được 13m, cánh gà hai bên đo được 26.5m, cao 6m. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua cao 4m, rộng 2.7m. Hai bên có 4 cửa nhỏ hơn. Gắn phía trên cửa chính là tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn. Trên nóc tầng hai xây một phương đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Hiện nay dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ.

Phía nam điện có hàng lan can cao hơn 1m. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.

Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

Rồng được chạm trổ bằng đá xanh, có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng, nguy nga, tráng lệ của điện Kính Thiên xưa.

Hậu Lâu còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của Hoàng thành Thăng Long. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung. Đây cũng là nơi ở của Hoàng Hậu và các Công Chúa trong thời kì phong kiến.

Bắc Môn là một trong năm cổng của Hoàng thành Thăng Long dưới thời Nguyễn. Ở Cửa Bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ Hoàng thành Thăng Long lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Nhà D67 là nơi Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là những cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đỉnh cao đó là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Một chuyến du xuân đầu năm 2023 đến Hoàng Thành Thăng Long sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử văn hoá dân tộc và thêm yêu đất nước, con người Việt Nam

 

7. Cột cờ Hà Nội

Nhắc đến những biểu tượng của Thủ Đô, chắc chắn phải kể đến Cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội là một di tích kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay suốt 65 năm qua là một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 8

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng đầy tự hào của Thủ Đô

Cột cờ Hà Nội đứng sừng sững, uy nghi bên đường Điện Biên Phủ, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long, được công nhận là di tích lịch sử năm 1989.

Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội, là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812).

Đây là vọng canh trong hệ thống phòng thủ của thành nhà Nguyễn, theo trục Bắc Nam. Kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, điện Kính Thiên 500m, và cách Cửa Bắc chừng 1.000m. Từ trên đỉnh kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài thành cổ, thời đó còn nhìn ra tận Hồ Tây, Hoàn Kiếm, sông Hồng…

Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột cờ cao 18,2m, hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân cột có cầu thang 54 bậc, xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh, bề ngang chỉ vừa một người đi. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình dẻ quạt chạy xung quanh thân cột.

Đỉnh Cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Phần mái giống như hình nón đội, được lợp ngói và giữa đỉnh có một cột sắt (cao 8m) cùng với ròng rọc để treo cờ.

Tổng chiều cao của toàn bộ Cột cờ là 33,4m, nếu tính cả cán cờ thì là 41,4m.

Với bố cục cân đối, Cột cờ Hà Nội tạo nên những đường nét khỏe khoắn, vững vàng, uy nghiêm là biểu tượng vươn lên của Hà Nội. Đứng dưới chân Cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất nhưng ta không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ Cột cờ hài hòa, thanh thoát.

Có lối kiến trúc giàu tính thẩm mỹ, Cột cờ Hà Nội được coi là một trong những biểu tượng tôn nghiêm và có giá trị lịch sử của Thủ đô Anh hùng. Năm 2003, người ta đã đưa các khẩu thần công nằm rải rác trong Hoàng thành về xếp dưới chân Cột cờ.

Ngày nay, đến thăm Cột cờ Hà Nội, du khách có thể ngồi trò chuyện và thưởng thức café dưới chân Cột cờ vừa ngắm vẻ đẹp của Hà Nội xưa.

 

8. Đền Quán Thánh

Tiếp theo trong các địa điểm du xuân đầu năm 2023 ở Hà Nội bạn nên đến là Đền Quán Thánh.

Khi nói đến vẻ đẹp trữ tình, mơ màng của một sớm thu nơi Hồ Tây, chắc hẳn bạn đã từng nghe câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Tiếng chuông Trấn Vũ gần xa đưa về ấy chính là tiếng chuông vọng từ Đền Trấn Vũ, tức Đền Quán Thánh nằm cạnh Hồ Tây, đã trở thành âm thanh huyền thoại, mê hoặc trong tiềm thức của dân Hà Nội từ ngàn xưa.

Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long, và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đặc biệt, vào mỗi dịp xuân, Đền Quán Thánh thu hút một lượng người không nhỏ đến cầu an, và trong những ngày bình thường thì nơi đây là điểm du lịch ấn tượng không thể bỏ qua khi đi du xuân ở Hà Nội .

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 9

Đền Quán Thánh được đông đảo người Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân đầu năm 2023

Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ Kinh thành Thăng Long khi xưa.

Thăng Long tứ trấn bao gồm bốn ngôi đền: Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông, Đền Voi Phục trấn giữ phía Tây, Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam, và Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc.

Theo những ghi chép trên các văn bia, Đền Quán Thánh đã trải qua rất nhiều lần trùng tu.

Năm 1962, ngôi đền này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng cần được bảo tồn.

Ngày nay, Đền Quán Thánh vẫn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa quen thuộc của người dân Hà Nội, đặc biệt, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và nhiều pho tượng đồng tinh xảo, thể hiện nghệ thuật cương nhu của Đạo giáo thời xưa.

Đền Quán Thánh mở cửa từ 8h đến 17h các ngày trong tuần. Vào ngày mùng 1 và ngày rằm, đền mở cửa từ 6h đến 20h.

Đặc biệt, vào đêm giao thừa, đền mở cửa hết đêm để phục vụ nhu cầu dâng lễ cầu an của người dân.

Xét về mặt kiến trúc, Đền Quán Thánh tuân theo kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, bao gồm: tam quan, sân bái, tiền đế, trung đế, hậu cung.

Cổng ngoài của đền nằm trên lề đường Thanh Niên, với bốn cột trụ là bốn con phượng hoàng đấu lưng và con nghê trên đỉnh. Xung quanh bốn cột trụ là các chi tiết rất nổi bật như: mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng, và các cặp câu đối đỏ, làm tăng thêm vẻ uy nghi cho cổng đền.

Sau cổng ngoài là tam quan của đền, có cấu tạo như một phương đình, gồm 3 cửa và 2 tầng. Đặc biệt, cổng giữa tam quan đắp nổi tượng thần Rahu, một vị thần của Ấn Độ. Điều này phần nào nói lên sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt từ ngàn xưa. Ngoài ra, gác tam quan chính là nơi đặt quả chuông đồng được đúc vào năm 1677, đời vua Lê Hy Tông. Đây chính là tiếng chuông đã đi vào thơ ca và ca dao của Việt Nam.

Qua tam quan, bạn sẽ đến với nhà bia với nhiều văn bia tạc khắc về thời điểm trùng tu ngôi đền. Sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ được xây theo dạng phương đình, bên trong là bàn thờ và ảnh các chiến sĩ đã hy sinh ở khu vực Đền Quán Thánh.

Tiến vào sân bái là nơi bày biện sắp xếp lễ vật. Khoảng sân nhỏ có cây đa già, xung quanh là các bể cá cùng những hòn non bộ nhỏ nhắn.

Trước bái đường có 2 lư hương lớn và bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Hiên bái đường được trang trí bởi các hình tượng đắp nổi như: tượng hổ xuống núi, tượng cá hóa rồng, và bảng giới thiệu tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ ở hậu cung.

Trước đây, tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, cho đến năm 1677 thì được đúc lại bằng đồng đen, đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Tượng Trấn Vũ là một công trình điêu khắc độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng điêu luyện của người Việt cách đây hơn 3 thế kỷ.

Ở nhà bái đường còn có một pho tượng đồng đen nhỏ hơn. Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh.

Ngoài nghệ thuật đúc đồng, Đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ, hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán.

Các hình tượng, đề tài linh thiêng được chạm khác một cách tinh xảo, tỉ mỉ, mang đậm phong cách nghệ thuật thời nhà Lê.

Lễ hội Đền Quán Thánh được diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo người dân đến dâng hương cầu an. Ngoài ra, người dân thường tề tựu về đây vào những ngày đầu năm, khoảng từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng. Nếu du xuân hay tham quan Đền Quán Thánh vào thời gian này, bạn lưu ý tình trạng đông người và quá tải nhé.

 

9. Vườn quốc gia Ba Vì

Nếu bạn muốn du xuân ở 1 địa điểm gần gũi thiên nhiên, không quá xa trung tâm Hà Nội thì hãy chọn vườn quốc gia Ba Vì.

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 60km, Ba Vì nổi tiếng là điểm đến lý tưởng dành cho du khách yêu thích không khí trong lành mát mẻ cùng khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi. Nổi bật giữa không gian núi rừng ngút ngàn sắc xanh. Vườn Quốc Gia Ba Vì hiện lên với vẻ đẹp bí ẩn, diệu kì, chìm đắm trong sương mờ huyền ảo chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi đi du xuân đầu năm mới quanh Hà Nội với những người thích khám phá.

Vườn quốc gia Ba Vì là khu sinh thái bậc nhất ở Ba Vì với hệ thống thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bạn không thể ngờ rằng một khu vườn quốc gia lại có khung cảnh sống ảo siêu chất cùng những hoạt động vui chơi giải trí thú vị như vậy.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 10

Du xuân ở Vườn Quốc Gia Ba Vì bạn sẽ được hoà mình vào thiên nhiên

Bước vào Vườn quốc gia Ba Vì, bạn sẽ có cơ hội khám phá hàng loạt điểm du lịch vô cùng thú vị như: Rừng thiên nhiên Ba Vì, Nhà thờ cổ Ba Vì, Thiên Sơn Suối Ngà, Nhà kính xương rồng, Đền Thượng, Khu du lịch Ao Vua, ….

 

10. Chùa Hương

Cuối cùng trong danh sách 10 địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất Hà Nội bạn nên trải nghiệm là Chùa Hương.

Chùa Hương được biết đến là một quần thể những di tích và danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, chùa Hương được coi như là một điểm đến du lịch tâm linh ở Hà Nội được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là thời điểm đầu xuân năm mới.

Chùa Hương hay tên gọi đầy đủ là chùa Hương Sơn, là một quần thể di tích thắng cảnh với rất nhiều ngôi chùa, đền, đình, bao quanh là non nước hùng vĩ và hoang sơ.

dia diem du xuan dau nam 2023 dep nhat ha noi 11

Chùa Hương là một trong những địa điểm du xuân đầu năm 2023 đẹp nhất Hà Nội

Cảnh vật ở nơi đây nên thơ đến lạ, khiến cho biết bao du khách không khỏi trầm trồ khen ngợi và thích thú. Chẳng vậy mà đã từ lâu, người ta coi chùa Hương là một điểm đến lí tưởng cho các phật tử vào những tháng đầu năm, đặc biệt là thời điểm diễn ra mùa lễ hội.

Muốn khám phá cảnh đẹp ở chùa Hương, bạn phải đi đò trên sông nước trong khoảng thời gian khá dài, từ bến Đục bạn lên thuyền du ngoạn trên con suối Yến, đến bến Trò thuyền mới quay ra.

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao họ không xây dựng nên những con đường đi bộ hoặc những chiếc cầu để người dân và du khách chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thế nhưng nếu vậy sẽ không còn cái nét riêng mà chỉ chùa Hương mới có nữa, du khách cũng không còn được cảm nhận hết nét đặc sắc mà phong cảnh nơi đây sở hữu và được ban tặng.

Đến đây, bạn chỉ có một cách duy nhất là ngồi trên những con thuyền bé xinh dưới bàn tay chèo thuyền điêu luyện của những người lái đò, họ sẽ đưa bạn đi khám phá những đền chùa trên những ngọn núi, cách nhau bởi những khúc sông quanh co uốn lượn. Dòng suối Yến mang một vẻ đẹp hiền hòa, buông mình giữa hai triền núi với những khúc cong mềm mại.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy mới lạ và hứng thú khi được ngồi thuyền vi vu trên sông nước, hòa mình vào cùng với thiên nhiên để cảm nhận cái nét đẹp hoang sơ của phong cảnh nơi đây. Từ trên thuyền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn núi, ngọn đồi được bao phủ bởi những hàng cây xanh mướt, được cảm nhận sự hòa quyện của gió, nắng, nước và cây cỏ.

Không chỉ có vậy, khi đi qua suối Yến, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của những cây hoa gạo nở đầy hoa dọc 2 bên bờ sông. Từng chùm hoa gạo đỏ rực trên nền trời xanh thẫm trông như những đốm lửa nhỏ xua tan đi cái hơi lạnh của miền Bắc những ngày đầu năm.

Các bạn sẽ được các bác lại đò đưa đến điểm dừng chân là những ngôi chùa, ngôi đền vô cùng cổ kính. Một số những điểm dừng chân mà nhất định bạn phải ghé qua như đền Trình, động Hương Tích, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, …

Đền Trình nằm ngay bên bờ suối Yến, cách bến Đục khoảng 500m, là một ngôi đền nhỏ được xây dựng rất đẹp và có ý nghĩa trình bày, báo cáo các vị canh rừng, giữ cửa khi ai đó muốn vào chùa.

Đi vào sâu bên trong, động Hương Tích được coi là điểm đến chính của những du khách nơi đây. Với độ cao 390m, động Hương Tích được ví như trung tâm danh lam thắng cảnh của chùa Hương.

Trước đây du khách muốn leo lên nơi này cần phải đi bộ qua rất nhiều bậc thang với độ dốc lớn, nhưng giờ đây, với công trình cáp treo hiện đại, bạn đã có thể dễ dàng đi lại, đồng thời lại được ngồi trong cáp treo nhìn xuống, thưởng thức vẻ đẹp nên thơ của núi rừng sông nước và những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp tuyệt, chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa với nét đẹp của những hang động đá vôi ở đây. Với những nhũ đá to nhỏ khác nhau, cái đẹp ở dáng dấp, cái đẹp ở toàn khối, cái rủ xuống từ trên cao, cái mọc lên từ dưới thấp,… trông như những tuyệt tác của thiên nhiên, đó sẽ là những cảnh sắc mà bạn không hề muốn bỏ lỡ.

Cứ vi vu như vậy, bạn sẽ có cơ hội khám phá từng góc của chùa Hương, chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ kính xen lẫn hiện đại và cảnh quan hữu tình của những ngôi chùa, ngọn núi và trầm trồ thắc mắc vì sao ở những vách núi quanh co và đường đi khó khăn như vậy mà họ có thể xây dựng nên những công trình hoàn hảo đến thế.

Hãy thử nhắm mắt lại và cảm nhận không khí trong lành mát mẻ, bạn sẽ thấy nơi đây yên bình đến lạ, không còn những mệt mỏi, bộn bề và vội vã của cuộc sống thường ngày, chỉ còn lại quanh ta sự thảnh thơi, thư giãn, phảng phất mùi của những vòng hương, của cây cỏ, của gió, của nước và cả đất trời. Đó cũng chính là lí do vì sao mà rất nhiều phật tử tìm đến nơi đây.

Với vẻ đẹp nên thơ đậm chất trữ tình như vậy, chùa Hương nhất định sẽ là điểm đến lí tưởng dành cho bạn trong dịp Tết này, vậy còn chần chừ gì nữa mà không lên lịch vi vu đến đây ngay thôi nào.

Comment nhé bạn