Trong mùa dịch COVID-19, cầu hàng trên sàn thương mại điện tử đã tăng đột biến. Với những biện pháp phong tỏa và hạn chế giao dịch trực tiếp, người dân đã chuyển sang mua sắm trực tuyến cho tiện lợi và an toàn. Điều này đã làm bùng nổ đơn hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, như Shopee và Lazada. Khối lượng đơn hàng gia tăng đáng kể và nhiều người bán cũng đã tăng cường quảng cáo để tận dụng tình hình này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đảm bảo vận chuyển và giao hàng đúng hẹn để duy trì sự phục vụ tốt cho khách hàng..
Dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, các cửa hàng chịu tổn thất nặng nề liệu kinh doanh online có là con tàu giúp các doanh nghiệp yên tâm vượt bão?
Contents
- 1 1. Tăng trưởng mạnh mẽ mùa dịch
- 2 2. Nắm bắt xu hướng kinh doanh mùa dịch
- 2.1 2.1 Đánh giá tốt vô cùng quan trọng
- 2.2 2.2 Đầu tư vào ảnh sản phẩm và nội dung chi tiết
- 2.3 2.3 Đừng chạy đua về giá
- 2.4 2.4 Đa dạng kênh bán
1. Tăng trưởng mạnh mẽ mùa dịch
Theo Báo cáo tổng kết lượng truy cập website trung bình của các sàn thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 do iPrice Group và SimilarWeb công bố ngày 16/3/2022, Việt Nam đã vươn lên là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.
“Miếng bánh thị trường thương mại điện tử trị giá hàng tỷ USD chỉ có một, doanh nghiệp nào sớm có sự chuẩn bị, đón đầu thị trường và thực thi chiến lược nhanh chóng sẽ giành lấy phần “bánh” lớn hơn. Tuy vậy, việc chắp bút “vẽ” lại thị phần của thị trường thương mại điện tử không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được”, Báo cáo nhận định.
Tại Hà Nội, trong những ngày giãn cách xã hội vừa rồi, các sàn TMĐT lớn như Shopee đã triển khai chương trình “Đi chợ Shopee”, giới thiệu đa dạng các mặt hàng nhu yếu phẩm với nhiều ưu đãi. “Đi chợ Shopee” nhằm bổ trợ kênh thu mua, vận chuyển, phân phối nguồn thực phẩm cho người dân Hà Nội và TP HCM.
Trong những ngày qua, sàn TMĐT Sendo đã phối hợp với các nhà vận hành tạo ra các combo rau quả giao ngay, thịt tươi mỗi ngày áp dụng hình thức giao nhanh; các sản thực phẩm tươi sống đều được cung cấp đầy đủ và được tiêu thụ rất nhanh theo ngày.
Bên cạnh đó, các sàn như Tiki hay Lazada với các thực phẩm tươi sống tương tự cũng được tiêu thụ nhanh và tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định cho người dân.
Chẳng hạn, sàn TMĐT Tiki đã ghi nhận khoảng 10 tấn rau củ quả và 10.000 đơn hàng/ngày đối với mặt hàng thiết yếu. Sàn TMĐT Lazada có sản lượng trung bình 5 – 10 tấn/ngày đối với rau xanh và thực phẩm chế biến.
Không chỉ có các sàn TMĐT, hàng loạt siêu thị trên địa bàn Hà Nội cũng đã triển khai chương trình “đi chợ thay khách hàng”. Ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc cho biết, bên cạnh kênh bán hàng trực tiếp tại hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart +, nhà bán lẻ này còn cung cấp dịch vụ “Đi chợ hộ” thông qua danh sách số điện thoại của từng siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.
Theo đó, khách hàng cũng có thể đặt mua hàng qua các ứng dụng điện tử như: VinID, Now, Lazada… hoặc qua website khách hàng có thể thanh toán online và chỉ việc nhận hàng, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt.
Theo đại diện của AEON Việt Nam, kể từ khi Hà Nội siết chặt phòng dịch (ngày 19/7) đến nay, số lượng đơn hàng qua các kênh online vẫn đang tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước đó.
2. Nắm bắt xu hướng kinh doanh mùa dịch
Nếu như trước đây, khách hàng thường chọn đi chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đến mua sắm, thì khi dịch COVID-19 xảy ra, người tiêu dùng chuyển sang mua hàng online nhiều hơn.
Nắm bắt hành vi tiêu dùng này, chủ kinh doanh có thể tập trung khai thác sâu các kênh bán hàng trực tuyến, các tiện ích (app) qua ứng dụng di động, tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử…
Đây cũng là xu hướng mà các đơn vị bán lẻ đang tập trung khai thác trong điều kiện dịch COVID -19 vẫn còn hoành hành, ngành bán lẻ vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi dịch. Vậy chủ kinh doanh cần lưu ý gì khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử?
2.1 Đánh giá tốt vô cùng quan trọng
Người tiêu dùng luôn có xu hướng xem review và đánh giá trước khi mua sắm online, bởi đơn giản họ không thể xem tận mắt sản phẩm của bạn như thế nào, nó có thực sự tốt hay không.
Chính vì vậy, hãy cố gắng kích thích khách hàng đánh giá, càng đầy đủ càng tốt để các khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
Tuy nhiên, bạn không thể tránh khỏi những đánh giá xấu, việc bạn cần làm khi này là hãy reply một cách tích cực và ôn hòa, thẳng thắn phản hồi cũng như đưa ra giải pháp nếu đó là lỗi từ phía bạn hay bên vận chuyển.
Review cũng đóng vai trò lớn quyết định hiển thị cho sản phẩm của bạn khi khách hàng tìm kiếm. Tỷ lệ đánh giá tốt giúp bạn tăng hiển thị trên trang, thanh tìm kiếm cũng như đc ưu tiên hơn trong những chương trình khuyến mãi của sàn.
2.2 Đầu tư vào ảnh sản phẩm và nội dung chi tiết
Một hình ảnh đẹp và chỉn chu luôn là yếu tố thu hút và tác động đến việc click cũng như mua hàng của khách. Do đó, hãy cố gắng update những hình ảnh thật đẹp, chi tiết và nội dung đầy đủ để đảm bảo khả năng SEO trên sàn cũng như cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết nhất.
2.3 Đừng chạy đua về giá
Giá tốt sẽ là một điểm cộng, nhưng người tiêu dùng online thường đặt niềm tin nhiều hơn vào review cũng như chất lượng.
Vì vậy, hãy cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ, sản phẩm để biến khách hàng trở thành khách hàng thân thiết cũng như thu hút nhiều khách hàng mới mà vẫn đảm bảo được giá thành đáp ứng chi phí.
2.4 Đa dạng kênh bán
Đa dạng sản phẩm và đa dạng kênh bán sẽ giúp bạn mở rộng hơn thị trường, thu về nhiều khách hàng mới cũng như tăng doanh thu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn cần phải quản lý chặt chẽ tồn kho ở các kênh để đảm bảo nguồn hàng để bán, tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Đây là thời điểm mà chủ kinh doanh cần kết hợp các giải pháp quản lý bán hàng online để đồng bộ tồn kho các kênh hay cửa hàng tại một nơi, để đảm bảo hàng hóa không thiếu hụt. Cùng với đó là chăm sóc khách hàng và quản lý mọi đơn hàng một cách hiệu quả hơn.
King hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ nắm bắt cơ hội kinh doanh mùa dịch tốt hơn, từ đó có hướng phát triển phù hợp hơn, tăng nhanh doanh số hiệu quả.
Dịch bệnh COVID-19 đang gây tổn thất lớn cho các cửa hàng, và doanh nghiệp đang tìm đến kinh doanh online như một con đường để vượt qua khó khăn. Theo báo cáo, Việt Nam là thị trường lớn thứ hai về mua sắm trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á, với lượng truy cập website gấp 4 lần Malaysia và 3 lần Philippines. Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Sendo, Tiki và Lazada đã triển khai các chương trình “đi chợ” và cung cấp các mặt hàng thiết yếu như rau quả, thịt tươi. Để kinh doanh thành công trên các sàn thương mại điện tử, chủ kinh doanh cần đánh giá tốt, đầu tư vào ảnh sản phẩm và nội dung chi tiết, không chạy đua về giá, và đa dạng kênh bán hàng.
Thông tin về sản phẩm thùng carton Ductuanpacking
✅ Cung cấp: | thùng carton, hộp ship COD |
✅ Giá thành: | Giá rẻ nhất Hà Nội |
✅ Kích thước: | Đa dạng |
✅ Vận chuyển | Miễn phí |
✅ Chất lượng: | Hoàn hảo |
✅ Chất liệu: | Thùng giấy 3,5,7 lớp |
Hastags: #Bùng #nổ #đơn #hàng #trên #sàn #thương #mại #điện #tử #mùa #dịch